Bối cảnh Mông_Cổ_xâm_lược_Rus

Người Mông Cổ đã có kế hoạch chinh phục Đông Âu từ rất lâu trước chiến dịch của Bạt Đô. Từ năm 1207 Thành Cát Tư Hãn cử con trai cả của mình là Truật Xích chinh phục các bộ lạc sống ở phía bắc sông Selenga và trong thung lũng Irtysh. Đồng thời, các vùng đất thuộc Đông Âu, vốn được lên kế hoạch chinh phục trong tương lai sẽ giao cho Truật Xích tiến quân. Tuy nhiên Thành Cát Tư Hãn đã qua đời nên ông không thể chứng kiến thành quả và sau đó Triết Biệt và Tốc Bát Đài chỉ huy ba mươi nghìn quân đánh  (ru) ​​Ngoại Kavkaz và Đông Nam Châu Âu năm 1222-1224 nhằm do thám, dù theo như sách «Truyền thuyết bí mật» và sử gia Rashid ad-Din cho rằng mục đích của chiến dịch này là hỗ trợ lực lượng của Truật Xích và Hốt Lý Lặc Thai đánh nước Cuman, Alan, Hungary và Rus Kiev đến năm 1235 sau đó cuộc xâm lược châu Âu lại tái diễn nhắm đến những mục tiêu tương tự chiến dịch trước. Trong khuôn khổ, vào ngày 31 tháng 5 năm 1223, Trận sông Kalka diễn ra với kết quả là quân Nga-Cuman thất bại thảm hại. Sau chiến dịch, người Mông Cổ đã thăm dò và nắm bắt được tương đối rõ địa hình để tiện chuẩn bị hoạt động quân sự cũng như đã làm quen với quân đội và công sự của Rus, đồng thời nhận được thông tin về tình hình nội bộ của các chính quốc Rus. Từ thảo nguyên Cuman, quân đội của Triết Biệt và Tốc Bát Đài tiến đánh Volga Bulgaria nhưng thất bại thảm hại (ru) và phải quay về dưỡng sức ở Bắc Trung Á (Kazakhstan ngày nay) [10][11].

Sách «Truyền thuyết bí mật» khi viết về giai đoạn 1228-1229 nói rằng Oa Khoát Đài[12]

...đã cử Bạt Đô, Buri, Mông Kha và nhiều hoàng thân khác cùng tham gia chiến dịch để giúp đỡ Tốc Bát Đài, vì Ba Đồ Tốc Bát Đài gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ các dân tộc bản địa. Thành Cát Tư Hãn ra lệnh ông phải chinh phục dân tộc Kanlin, Cuman, Bachzhigit, Orusut, Asut (ru), Sesut, Machzhar, Keshimir, Sergesut, Bular, Kelet (cuốn «Nguyên sử» của người Trung Quốc còn ghi thêm 1 dân tộc nữa tên là Ne-mi-ci) cũng như các thành phố bên kia sông Adil và Chzhayakh, như Meketmen, Kermen-Keibe và những thành phố khác ... Quân họ rất đông đảo, binh lính hùng dũng. Họ đối mặt với nhiều kẻ thù, người dân ở đó chống trả dữ dội. Đó là cơn thịnh nộ của những kẻ chấp nhận cái chết (ý nói quân Mông), tự trang bị gươm giáo cho mình. Người ta nói rằng những thanh kiếm của họ rất sắc bén».

Một bước tiến mới trong cuộc chinh phục Đông Âu là chiến dịch của Tốc Bát Đài và 30 nghìn quân của ông trên thảo nguyên Caspi tiến hành vào cuối những năm 1220. Biên niên sử của Nga ghi lại sự xuất hiện của người Mông Cổ trên Yaik vào năm 1229. Quân đội của Tốc Bát Đài đã áp sát các vệ đoàn của Saksin, Polovtsy và Bulgar trên Yaik, và sau đó đích thân tấn công tây nam của Bashkiria. Sau cuộc họp Hốt lý lặc thai năm 1229, quân của đại vương Truật Xích đã đến hỗ trợ Tốc Bát Đài. Các cuộc tấn công chung nhắm vào Cuman, vùng đất Bashkir, và từ năm 1232 vào Bulgars. Các cuộc tấn công của quân Mông Cổ trên các hướng này vẫn tiếp tục cho đến năm 1235[13][14].

Bạt Đô trong một bức vẽ Trung Quốc vào thế kỷ 14

Năm 1235, một Hốt lý lặc thai khác được triệu tập. Lý do cho cuộc triệu tập là thiếu lực lượng của đại vương Truật Xích cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Đông Âu. Hốt lý lặc thai đã vạch ra một chiến dịch chung của Mông Cổ, trong đó quân của các đại vương khác cũng sẽ tham gia.

Tên các hoàng tử Bột Nhi Chỉ Cân tộc đã tham gia chiến dịch được ghi chép khá đầy đủ trong các tác phẩm như «Truyền thuyết bí mật», «Nguyên sử», «Tập sử» của nhà sử học Ba Tư Rashid ad-Din. Theo như các nguồn tài liệu, ngoài Bạt Đô thì những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn cũng tham gia chiến dịch như: con trai của Truật XíchOát Nhi Đáp, Tích Ban, Ngốc Hoa Thiếp Mộc NhiBiệt Nhi Ca, cháu nội của Sát Hợp Đài là [[Bất Lí] và con trai Bái Đáp Lí, con trai của Oa Khoát ĐàiQuý DoKadan, con trai của Đà LôiMông KhaBát Xước, con trai của Thành Cát Tư HãnKhoát Liệt Kiên, cháu nội của anh Thành Cát Tư Hãn là Argasun[15]. Theo nhà sử học Kargalov, mỗi hoàng tử Bột Nhi Chỉ Cân tộc lãnh đạo một hoặc nhiều quân đoàn Tumen[16]. Ban đầu, chính Oa Khoát Đài dự định lãnh đạo chiến dịch Kipchak, nhưng Mông Kha can ngăn ông ta[17]. Tầm quan trọng của các hoàng tử Bột Nhi Chỉ Cân tộc đối với cuộc chinh phục Rus được chứng minh bằng đoạn độc thoại của Oa Khoát Đài nói với Quý Do, người không hài lòng với quyền lãnh đạo của Bạt Đô[12].

Năm 1235 và đầu năm 1236, toàn quân đội tập hợp chuẩn bị cho một cuộc tấn công chinh phục các bộ lạc Bashkir, những kẻ cản đường quân đội Mông Cổ. Vào mùa thu năm 1236, quân Mông Cổ tập trung ở thảo nguyên Caspi dưới sự lãnh đạo chung của Bạt Đô, con trai của Truật Xích[18][19].

Đòn đánh đầu tiên của đại quân của các hoàng tử Bột Nhi Chỉ Cân tộc là tấn công Volga Bulgaria. Cho đến giữa những năm 1220, Mông Cổ thường xuyên xung đột với các chính quyền Vladimir-Suzdal và Muromo-Ryazan. Các bên tiến hành các chiến dịch, liên tục xảy ra các cuộc giao tranh và đa phần chiến thắng thuộc về người Rus[20]. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của người Mông Cổ ở biên giới, người Bulgars sợ hãi và muốn chủ hòa nhưng được các hoàng tử Rus ủng hộ. Trong vài năm, người Rus và người Bulga đã bình thường hóa quan hệ, điều này cho phép người Volga Bulgaria dốc toàn lực để chuẩn bị đẩy lùi cuộc xâm lược được cho là của người Mông Cổ. Các thành lũy được tạo ra trong các khu rừng, bao phủ các thành phố chính, bản thân các thành phố đã được củng cố, và số lượng các đơn vị đồn trú tăng lên. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp này đều vô ích - Volga Bulgaria đã bị đánh bại với tốc độ cực nhanh và hoàn toàn bị chinh phục vào mùa xuân năm 1237. Các biên niên sử của Rus và các nguồn phương đông đều nói rõ sự thất bại của đất nước bị hủy diệt. Hầu như tất cả các thành phố bị phá hủy và vùng nông thôn bị tàn phá[21][22].

Giai đoạn tiếp theo của chiến dịch là cuộc tấn công vào Cuman và Alan. Từ khu vực Hạ sông Volga, quân Mông Cổ tiến theo một mặt trận rộng lớn đến cửa Don, nơi diễn ra đợt tập trung quân tiếp theo. Cuộc tấn công kéo dài cho đến mùa thu năm 1237 và kết thúc với thất bại của quân Cuman và Alans. Sau đó, quân Mông Cổ chiếm các vùng đất của người Burtases, Moksha và Mordovia. Trận Zolotarevskoe ác liệt diễn ra gần ngã ba chiến lược sông Sura[23]. Theo nhà sử học Kargalov, các cuộc chiến năm 1237 được thực hiện để tạo bàn đạp cho một chiến dịch chống lại Rus. Vào cuối năm đó, một đội quân Mông Cổ khổng lồ và biệt đoàn của Bạt Đô đã đóng quân ở biên giới Rus[24].

Công tác chuẩn bị cho chiến dịch mùa đông đánh Đông Bắc nước Nga của quân Mông Cổ bắt đầu vào mùa thu năm 1237. Quân Mông được tập hợp lại gần Voronezh cùng với những đoàn quân trước đó đã chiến đấu với Cuman và Alan cũng được kéo đến đó[25].

Trong các tài liệu lịch sử, có nhiều ý kiến cho rằng cuộc tấn công của người Mông Cổ-Tatars vào các thủ đô của Rus là một điều hoàn toàn bất ngờ. Tuy nhiên, thực tế là sau thất bại của quân đội Nga-Cuman trên sông Kalka vào năm 1223, người Mông Cổ-Tatars trở lại biên giới Rus vào năm 1229 và đến năm 1236 thì tiến hành chinh phục các nước láng giềng cho thấy rằng các công tước Rus đã lo sợ và chuẩn bị phòng thủ. Mối quan hệ chặt chẽ của người Bulgar với người Suzdal và tranh chấp về quyền kiểm soát các tuyến đường thương mại cũng như quyền của người thiểu số Mordovia, v.v., làn sóng tị nạn vào vùng đất Rus gồm những người chạy trốn khỏi quân Mông đã cung cấp thông tin về những kẻ chinh phục đáng sợ, Điều đó cũng cho thấy ít nhất cáccông tước Vladimir và Ryazan đã nhận thức rõ không chỉ về cuộc tấn công sắp xảy ra, mà còn về thời điểm bắt đầu của nó[26][27]. Thực tế là các nước láng giềng phía Tây Rus đã biết về cuộc xâm lược sắp xảy ra thể hiện qua các bức thư báo cáo của tu sĩ truyền giáo người Hungary thuộc dòng Đa Minh Julian[28] về việc chuẩn bị cho cuộc xâm lược Rus của ba phần tư quân đội Mông Cổ:

Nhiều người đã lan truyền cho các tín hữu và công tước Suzdal đã tiết lộ và khuyên tôi nên nói với vua Hungary rằng người Tatar đã ngày đêm tìm cách chiếm lấy vương quốc Hungary theo Thiên chúa giáo. Vì chúng có ý định đi chinh phục hết toàn bộ La Mã cũ và xa hơn nữa ... Bây giờ, ở biên giới Rus, chúng tôi đã biết được một sự thật chấn động rằng toàn bộ Mông quân đi đánh các nước phía Tây được chia thành. bốn phần. Một phần trải từ sông Etil (Volga) giáp biên giới với Rus đến rìa phía đông tiếp cận Suzdal. Một phần khác ở phía nam phụ trách quấy rối biên giới Ryazan, một công quốc Rus khác. Phần thứ ba đứng đối diện sông Don, gần lâu đài Oveheruch, cũng thuộc sở hữu cũa một công quốc Rus. Họđang gửi thông điệp cho người Rus, người Hungary và người Bulgaria, những kẻ thất bại rằng họ sẽ tấn công lúc đất đai, sông ngòi và đầm lầy đóng băng khi mùa đông tới.

Tuy nhiên, do sự mất đoàn kết, nếu không muốn nói là chia rẽ thù địch của các công quốc Rus khiến họ không những không thể phối hợp phòng thủ trên tất cả các vùng đất Rus mà còn không thể thực hiện đủ các biện pháp phòng thủ khẩn cấp tại chính quốc của mình[27].